Để bắt đầu hoạt động kinh doanh thì cúng khai trương là nghi thức không thể thiếu. Theo đó, sẽ có nhiều thứ chúng ta phải chuẩn bị và nhiều việc phải thực hiện. Cụ thể đó là những gì mời mọi người theo dõi bài viết dưới đây của Juro để nắm thông tin cụ thể nhé!
Ý nghĩa của nghi thức cúng khai trương
Theo quan niệm của ông cha ta, bất kỳ cơ sở kinh doanh mới nào cũng phải thực hiện lễ cúng khai trương. Mục đích là để xin phép Thổ thần cai quản vùng đất đó cho chúng ta được phép hoạt động và mong nhận được sự phù hộ từ bề trên để công việc gặp thuận lợi. Vì lý do đó mà các cơ sở kinh doanh đều rất coi trọng việc này và luôn cố gắng chuẩn bị mâm cúng thật tươm tất.
Cúng khai trương cửa hàng, công ty mới chỉ được thực hiện một lần trong suốt thời gian hoạt động. Nó được diễn ra vào ngày khai trương và sẽ được chọn lựa kỹ càng. Yêu cầu: Chọn ngày hợp phong thuỷ, hợp vận mệnh và tuổi tác của chủ kinh doanh.
Ngược lại, cúng khai trương đầu năm được diễn ra đều đặn hàng năm, đánh dấu thời gian hoạt động lại sau dịp nghỉ Tết. Và thời gian tổ chức thường là ngày làm việc đầu tiên của công ty trong năm mới. Chủ kinh doanh thực hiện nghi thức với mong muốn hoạt động kinh doanh trong năm mới sẽ thuận lợi và khởi sắc hơn năm cũ.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tổ Chức Lễ Khai Trương Thành Công Tốt Đẹp A-Z
Hướng dẫn cúng khai trương đơn giản mà hiệu quả
Lựa chọn ngày giờ tốt
Theo quan niệm từ xa xưa, ngày giờ khai trương tốt là yếu tố đảm bảo việc kinh doanh thuận buồm xuôi gió và gặp nhiều may mắn.
Mọi người nên triển khai từ khi có kế hoạch khai trương và tìm đến các thầy phong thuỷ để được tư vấn rõ hơn. Khi đã chọn được ngày, chúng ta có thể bắt đầu thực hiện các công việc tiếp theo.
Đối với giờ khai trương, nó sẽ phụ thuộc vào tuổi tác của từng người. Bởi cùng 1 khung giờ nó có thể hợp với người này nhưng chưa chắc hợp với người kia.
Mâm cúng khai trương cần những gì?
Chuẩn bị lễ vật thực sự mất nhiều thời gian nên bạn hãy liệt kê chi tiết những thứ cần mua để không bỏ sót bất kỳ thứ gì. Đồng thời, với những vật dụng không ít hư hỏng như nhang đèn, vàng mã bạn có thể chuẩn bị từ sớm.
Trước ngày khai trương hãy kiểm tra kỹ một lần nữa để chắc chắn rằng bạn đã lo đủ lễ vật, phòng trường hợp nếu bị thiếu thứ gì còn có thể bổ sung kịp thời.
Theo đó, lễ vật cho mâm cúng có rất nhiều loại, bao gồm: Hoa, xôi chè, nước, trà, rượu, bánh, đèn cầy, vàng bạc, hương, trầu cau, gạo, muối, gà luộc hoặc heo quay.
Số lượng và chủng loại của lễ vật còn tùy thuộc vào phong tục, tập quán từng vùng miền. Ví dụ, người miền Bắc thường dùng gà luộc cho mâm cúng, người miền Nam lại ưu tiên heo quay. Bên cạnh đó, không ít người lại muốn cúng khai trương chay và không sử dụng đồ mặn.
Xem thêm: Kinh nghiệm chọn trái cây cúng khai trương chuẩn nhất
Chọn người cúng và đọc văn khấn
Người cúng vái và đọc bài khấn là giám đốc công ty, chủ kinh doanh, phụ trách quản lý cửa hàng. Bên cạnh đó, tham gia vào lễ cúng còn có sự góp mặt của toàn bộ nhân viên trong công ty,
Một lưu ý cho các bạn, nếu vận mệnh của người cúng chính không hợp với năm nay hãy chọn thêm người hợp mệnh để cùng cúng.
Tiến hành cúng vái
Sau khi hoàn tất mâm cúng, vào đúng giờ lành hãy châm đèn, dâng hương, vái 3 lần, cắm hương rồi bắt đầu đọc văn khấn.
Đọc xong bài khấn hãy vái thêm 3 lần rồi lùi lại. Bài khấn nên được ghi ra giấy để khi hoá vàng sẽ hoá chung.
Hạ lễ, thụ lộc và đón khách
Khi nào hương cháy hết các bạn có thể hạ lễ xuống và đem đi hóa rồi mời mọi người cùng thụ lộc. Như vậy là thủ tục cúng khai trương đã hoàn tất.
Tiếp đến, bạn hãy mời mọi người cùng vào tham qua và trải nghiệm cửa hàng. Lưu ý: Người đầu tiên đặt chân vào cơ sở kinh doanh có ảnh hưởng đến tài lộc, do đó bạn nên chọn lựa kỹ càng.
Xem thêm: Cách lập mẫu kế hoạch tổ chức khai trương cửa hàng chi tiết
Câu hỏi thường gặp khi cúng khai trương buôn bán
Nên cúng ngoài sân hay trong nhà?
Nghi thức cúng là để thông báo với các thần linh đang cai quản vùng đất đó. Vì vậy, mọi người nên thực hiện ở phía trước cửa hàng, công ty. Sau khi kết thúc buổi lễ, bạn đã nhận được sự đồng thuận của các vị thần và có thể bắt đầu công việc kinh doanh.
Cần kiêng kỵ gì khi làm lễ cúng?
- Không sử dụng màu khắc với bản mệnh để đảm bảo sự may mắn.
- Tránh nói những lời không hay, những điều xui xẻo.
- Không đổi hàng hoá trong ngày đầu mở bán.
- Tránh làm đổ vỡ vì gợi nhắc đến sự tiêu tan, mất mát.
- Không làm lễ cúng nơi tù túng, thiếu thông thoáng.
Sau khi cúng xong, gạo muối nên xử lý thế nào?
Hai nguyên liệu gạo muối là mang ý nghĩa về sự ấm no, đủ đầy và xóa bỏ tà ma, loại bỏ điềm dữ. Do đó, sau khi hoàn tất nghi thức hãy rải gạo muối xung quanh hoặc phía trước công ty của bạn. Đồng thời, rượu trà bạn hãy làm tương tự.
Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghi thức cúng khai trương. Chúc các bạn thực hiện thành công và nếu còn gì thắc mắc hãy liên hệ với Juro để được tư vấn nhé!