
Để tổ chức thành công bất kỳ một sự kiện nào, người ta đều cần phải có kế hoạch để lên kịch bản rõ ràng. Khác với những sự kiện trực tiếp, sự kiện Online cần ít nhân sự hơn nhưng nội dung phải đa dạng để đáp ứng được nhu cầu nhiều phân khúc khách hàng. Vậy để dẫn đầu xu hướng tổ chức sự kiện Online, doanh nghiệp có cần đầu tư vào phần kịch bản hay không? Cùng JURO Production khám phá cách viết kịch bản cho sự kiện trực tuyến nhé!
Hướng dẫn viết kịch bản cho xu hướng tổ chức sự kiện Online
Nhằm đáp ứng được xu hướng tổ chức sự kiện Online, người ta thường sử dụng công thức 5W + 1H vào trong quá trình lên kịch bản:
- What: Sự kiện có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?
- Why: Vì sao phải tổ chức sự kiện này theo hình thức trực tuyến?
- Who: Sự kiện này nhắm đến đối tượng nào?
- When: Sự kiện sẽ được phát sóng khi nào?
- Where: Sự kiện sẽ được thu hình ở đâu?
- How: Làm thế nào để buổi Livestream diễn ra hoàn hảo?

Trong quá trình lên kịch bản, biên kịch hoặc nhân sự chịu trách nhiệm sẽ phải “bám chặt” vào những câu trả lời cho công thức trên nhằm truyền tải nội dung thành công đến người tham dự sự kiện.
Mẫu kịch bản tổng quát sự kiện online
Thông thường, một sự kiện trực tuyến sẽ có ít khách mời và nhân sự tham gia hơn sự kiện trực tiếp nên kịch bản cũng đơn giản hơn nhiều. JURO Production sẽ giới thiệu 5 nhân tố cần thiết để nội dung chương trình có thể dẫn đầu xu hướng tổ chức sự kiện Online: thời gian, thời lượng, nội dung/tiết mục, lời thoại và phông nền. Đây là 5 yếu tố quan trọng nhất của mẫu kịch bản sự kiện một cách tổng quát.
- Thời gian: Sự kiện trực tuyến thường diễn ra trong khoảng 3 tiếng, ngắn hơn sự kiện trực tiếp. Ngoài ra, sự kiện Online còn phải có thời gian để tương tác với người tham dự.
- Thời lượng: Thời lượng là khoảng thời gian nhất định cho một nội dung. Nếu như thời lượng của nội dung bị lố thì MC sẽ phải giảm bớt thời lượng của tiết mục sau để đảm bảo thời gian của toàn chương trình.
- Nội dung: Nhằm đáp ứng xu hướng tổ chức sự kiện Online của năm 2021, các tiết mục phải phù hợp với thời điểm “bình thường mới” của đất nước mà vẫn truyền tải được thông tin của doanh nghiệp đến người tham gia.
- Lời thoại: Với sự kiện trực tuyến thì người chủ trì đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ví dụ như nội dung của sự kiện là chia sẻ của chủ doanh nghiệp về một năm đầy biến động thì lời chia sẻ của chủ doanh nghiệp sẽ là trọng tâm của toàn bộ sự kiện.
- Phông nền: Background của sự kiện trực tuyến có nhiều yêu cầu phức tạp hơn sự kiện trực tiếp. Tuy nhiên, phông nền cần phải phù hợp với từng tiết mục để người theo dõi sự kiện có thể nắm bắt được nội dung nếu như có trục trặc về đường truyền.

Lưu ý khi viết kịch bản sự kiện Online
Sự kiện Online được lưu lại trên nền tảng mạng xã hội và có thể được xem lại nhiều lần, vì vậy mà không thể có những sai sót trong lời thoại hoặc trong quá trình diễn ra sự kiện. Sau đây là những điều mà doanh nghiệp cần lưu ý khi tổ chức sự kiện trực tuyến:
- Kịch bản chạy theo xu hướng tổ chức sự kiện Online vẫn cần phải có đầy đủ kết cấu 3 phần: mở đầu, nội dung sự kiện và kết thúc.
- Nội dung chương trình phải phù hợp với thuần phong mỹ tục nước Việt Nam, lời thoại cần phải đảm bảo phù hợp đối tượng tham dự (đối với sự kiện livestream trên nền tảng Facebook, Youtube thì phải phù hợp với mọi lứa tuổi).
- Thời lượng chương trình sự kiện Online không bao gồm thời gian tiễn khách. Người tham dự thường ngồi trước màn hình máy tính hoặc điện thoại quá lâu sẽ gây mỏi mắt, thậm chí là chủ động rời khỏi buổi sự kiện nếu cảm thấy quá dài.
- Kịch bản chương trình phải liền mạch, lôi cuốn nhằm “giữ chân” người tham dự. Các tiết mục tương tác với người xem cần phải hấp dẫn thì mới dẫn đầu được xu hướng tổ chức sự kiện Online.

Nhằm bắt kịp xu hướng tổ chức sự kiện Online, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch kỹ lưỡng ngay từ bước đầu tiên. Hãy để JURO Production đồng hành với doanh nghiệp trong công cuộc tiếp thị thương hiệu của mình qua sự kiện trực tuyến!