Tổ chức lễ khởi công là một nghi thức hết sức quan trọng đối với người Việt thường được tiến hành trước khi cần xây dựng bất kỳ hạng mục công trình nào. Dưới đây là những gợi ý về việc lên kế hoạch và xây dựng kịch bản chi tiết về lễ khởi công. Mọi người cùng theo dõi nhé!
Tổ chức lễ khởi công có ý nghĩa gì?
Hầu hết các công trình trước khi khởi công dù lớn hay nhỏ đều làm lễ khởi công. Nghi thức này có ý nghĩa về mặt tâm linh lẫn ý nghĩa về mặt thực tế.
- Về mặt tâm linh: Đây như được xem là một hình thức xin phép thổ công cho mình được xây dựng trên mảnh đất đã chọn. Cùng với đó đơn vị xây dựng sẽ cầu xin thần linh phù hộ cho mảnh đất được yên ổn. Việc tổ chức lễ khởi công thành công tốt đẹp được xem là bước khởi đầu may mắn và thuận lợi.
- Về mặt truyền thông: Đây là cơ hội để công ty, doanh nghiệp thông báo với khách hàng, công chúng về việc chính thức tiến hành xây dựng công trình và trong thời gian dự kiến, công trình đó sẽ được hoàn thành. Tận dụng sự kiện, các nhà thầu, các đơn vị xây dựng và công ty sẽ truyền thông về dự án và hình ảnh thương hiệu.
Các yếu tố cần lưu ý trước khi tổ chức lễ khởi công
Chọn giờ tốt khi tổ chức khởi công
Không chỉ địa điểm mà thời gian cũng là một yếu tố quan trọng cần phải lưu ý khi tổ chức lễ khởi công.
Ngày phù hợp để tổ chức lễ khởi công thường là những ngày cuối tuần vì nó đảm bảo khách mời có thể tham gia đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, có một số này được coi là ngày xấu mà các bạn nên tránh như ngày 5, 14, 23. Cùng với đó, các bạn cũng nên hạn chế tổ chức trùng vào những ngày lễ lớn để tránh việc truyền thông không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Một trong những cách tốt nhất để chọn được giờ tốt các bạn có thể xem tử vi, tham khảo ý kiến của các thầy cúng hoặc nhờ sự hỗ trợ từ các đơn vị chuyên tổ chức sự kiện.
Mâm cúng trong lễ khởi công
Mâm cúng lễ khởi công của gia chủ phải được chuẩn bị đầy đủ và chu đáo để thể hiện lòng thành của gia chủ với các thần linh.
Những thứ cần chuẩn bị cho mâm cúng bao gồm: hoa quả, nhang rồng phụng, đèn cầy, oản đỏ, bánh kẹo, trầu cau, nước lọc, trà, rượu, muối, lễ tiền vàng, xôi, chè, cháo trắng,…
Thời tiết ngày tổ chức khởi công
Vì hầu hết các lễ khởi công đều được tổ chức ngoài trời, do đó trước ngày sự kiện diễn ra gia chủ cần phải xem dự báo thời tiết. Cùng với đó, đừng quên căng thêm bạt để che nắng cho những khách mời tới tham dự.
Tuổi tác
Theo yếu tố tâm linh, những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoàng Ốc là những tuổi không phù hợp để xây dựng công trình. Do đó, các gia chủ buộc phải tiến hành thủ tục mượn tuổi để quá trình xây dựng diễn ra được thuận lợi.
Xem thêm bài viết: Tổ chức lễ khánh thành: Mẫu kế hoạch và kịch bản
So sánh lễ khởi công và lễ động thổ
Giống nhau
Đều là những nghi thức có ý nghĩa tâm linh, nhằm cầu mong sự may mắn, thuận lợi cho gia chủ khi xây dựng công trình và đây cũng được xem là bước đánh dấu cho sự khởi đầu.
Đây cũng là dịp để các gia chủ thông báo với công chúng biết về việc công trình của mình sắp sửa xây dựng. Cùng với đó, các đơn vị sẽ triển khai công tác truyền thông và PR cho dự án của mình.
Khác nhau
Điểm khác biệt lớn nhất có lẽ là thời gian tổ chức. Lễ động thổ thường được tổ chức khi gia chủ đã đáp ứng được những yêu cầu liên quan tới pháp luật và chính thức được cấp phép, cùng với đó đây cũng là lúc chủ đầu tư chính thức tiếp nhận mặt bằng. Còn lễ khởi công lại được tổ chức khi bắt đầu tiến hành xây dựng chính thức.
Một số công trình sẽ tổ chức lễ động thổ trước, lễ khởi công tổ chức sau. Một số công trình lại gộp chung cả hai buổi lễ. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn của gia chủ.
Bên cạnh đó, lễ động thổ được tổ chức với mục đích xin các thần linh cho phép xây dựng trên mảnh đất đó đồng thời trong quá trình xây dựng được diễn ra thuận lợi cùng với đó, trong quá trình khai thác và sử dụng, gia chủ được bình an, may mắn. Ngược lại, lễ khởi công được xem là một nghi thức của đơn vị thi công để báo cáo với thần linh nhằm xin sự phù hộ từ phía thần linh cho quá trình thực hiện đều được suôn sẻ.
Các hình thức tổ chức khởi công phổ biến hiện nay
- Khởi công dự án xây dựng khu chung cư
- Khởi công dự án xây dựng trung tâm thương mại
- Khởi công dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng
- Khởi công xây dựng nhà máy, xí nghiệp
- Khởi công xây dựng cầu đường
- Khởi công xây dựng các công trình của trường học
- Khởi công tôn tạo di tích lịch sử
Kế hoạch tổ chức lễ khởi công chi tiết A – Z
Một kế hoạch tổ chức lễ khởi công được tiến hành thông qua các bước như sau:
Khảo sát địa điểm tổ chức
Các công việc mà bạn cần làm khi khảo sát mặt bằng – nơi để tổ chức lễ khởi công bao gồm: Phân chia khu vực và lựa chọn chỗ phù hợp để dựng sân khấu, chỗ gửi xe, phòng chờ, khu vực bảo quản các vật dụng trang thiết bị và nhà vệ sinh,… Cùng với đó, các bạn sẽ tiến hành tổng vệ sinh, dọn dẹp sao cho sạch sẽ, ngăn nắp,…
Lên danh sách khách mời tham dự
Lựa chọn thành phần khách mời phù hợp với tính chất và yêu cầu của tổ chức sự kiện, lên danh sách, tính toán số lượng cụ thể, chuẩn bị thiệp cùng với đó là triển khai các công việc liên quan để tiếp đón khách mời trong sự kiện.
Chuẩn bị các trang thiết bị, in ấn
Trang thiết bị cần có khi tổ chức lễ khởi công bao gồm:
- Hệ thống điện, âm thanh, ánh sáng và có thể có thêm màn hình led,…
- Hệ thống nhà giàn không gian, phông bạt,…
- Khán đài sân khấu, phông màn, bục phát biểu, micrô,…
- Bàn ghế, khăn trải
- Các dụng cụ cần phải có khi làm lễ khởi công như: xẻng, găng tay, hộc cát, mũ bảo hộ,…
- Trà, nước, ấm, chén,…
- Mâm cúng và văn tế
- Lân sư rồng
Thiết kế và in ấn
Tùy thuộc vào quy mô sự kiện mà số lượng các hạng mục in ấn sẽ có nhiều hay ít.
Thường sẽ có những hạng mục in ấn như sau: băng rôn, banner, standee, tờ bướm, thẻ của BTC,…
Xây dựng kịch bản sự kiện
Bất kỳ sự kiện lớn nhỏ nào, việc xây dựng kịch bản là điều vô cùng cần thiết. Kịch bản làm càng chi tiết, chương trình diễn ra càng mượt và điều này cũng góp phần giúp BTC tránh được những trục trặc không đáng có. Kịch bản gồm có 3 phần: Phần mở đầu, phần lễ và phần hội.
Chuẩn bị lắp ráp, trang trí cho sự kiện
Trước ngày sự kiện chính thức diễn ra, BTC cần tiến hành setup, trang trí đầy đủ cho từng vị trí ở trong lẫn ngoài khu vực tổ chức, bao gồm lối vào, khu vực lễ tân, sân khấu, khán phòng,…
Kiểm tra và tổng duyệt
Để sự kiện diễn ra suôn sẻ thì khâu kiểm tra và tổng duyệt tuyệt đối không được bỏ qua.
Hãy đảm bảo bạn đã kiểm tra kỹ toàn bộ hạng mục sử dụng trong sự kiện cùng với đó là không quên lên phương án dự phòng cho những sự cố sẽ xảy đến đồng thời đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Có như vậy, dù trong sự kiện có bất kỳ điều gì xảy đến các bạn cũng nằm ở trong thế chủ động và hoàn toàn có thể khắc phục được những sai sót một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Mẫu kịch bản chương trình tổ chức lễ khởi công chuyên nghiệp
Tương tự nhiều loại hình sự kiện khác, lễ khởi công cũng bao gồm các hạng mục như sau:
- Đón khách và mời khách ổn định chỗ ngồi
- Khai mạc
- Ban lãnh đạo lên phát biểu
- Biểu diễn văn nghệ
- Tiến hành các nghi lễ
- Bế mạc
Công ty tổ chức lễ khởi công trọn gói TPHCM – Truyền Thông Juro
Những lý do bạn nên chọn JURO Production là đơn vị tổ chức lễ khởi công trọn gói:
- Đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm
- Hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại và đồng bộ
- Chi phí hợp lý
- Luôn có những ý tưởng mới, sáng tạo
- Kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Còn chần chờ gì mà chưa liên hệ ngay với JURO Production để được nhận tư vấn về việc tổ chức lễ khởi công cho công trình của bạn!