Tổ chức sự kiện Tiếng Anh là gì? Bất cứ ngành nghề nào cũng có thuật ngữ chuyên ngành và tổ chức sự kiện cũng không ngoại lệ. Đối với những người mới tìm hiểu về tổ chức sự kiện hoặc những nhân sự mới vào nghề chắc chắn sẽ khá hoang mang về những thuật ngữ mới. Để có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến tổ chức sự kiện cùng những từ ngữ có liên quan, hãy cùng Truyền Thông Juro tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tổ chức sự kiện tiếng Anh là gì?
Tổ chức sự kiện tiếng Anh là event management hoặc event organization. Đây là thuật ngữ mà bất cứ ai làm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện cũng cần phải biết. Tổ chức sự kiện là hoạt động được tổ chức với mục đích truyền tải thông tin, thông điệp, kiến thức mà ban tổ chức muốn gửi gắm đến với công chúng thông qua các hình thức như hội thảo, hội nghị, hội chợ, lễ hội âm nhạc…
Sự kiện cũng là hoạt động liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như thương mại, thể thao, giải trí, văn hóa, những vấn đề xã hội… Để tổ chức sự kiện, bạn cần phải thực hiện một chuỗi hoạt động như xây dựng kế hoạch, lên ý tưởng, kịch bản, chuẩn bị những hạng mục công việc và bắt đầu triển khai…
Ban tổ chức sự kiện cũng cần phải quản lý tất cả các đầu mục công việc, giải quyết những vấn đề xoay quanh sự kiện, từ khi bắt đầu cho đến khi sự kiện kết thúc một cách thành công.
Nghề tổ chức sự kiện tiếng Anh là gì?
Bên cạnh nghĩa tổ chức sự kiện, từ event management còn là đáp án của một số câu trả lời như:
- Người tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?
- Tổ chức sự kiện tiếng anh?
- Tiếng anh của ngành tổ chức sự kiện là gì?
- Nghề tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?
Các thuật ngữ trong tổ chức sự kiện phổ biến nhất tại Việt Nam
Đối với những ai mới dấn thân vào con đường event, thì việc đầu tiên cần làm chính là tìm hiểu và học thuộc những thuật ngữ tổ chức sự kiện. Nắm được những từ ngữ tổ chức sự kiện in english sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông tin với đồng nghiệp và mang lại phong thái làm việc chuyên nghiệp hơn.
Sau tổ chức sự kiện tiếng anh là gì thì tiếp theo sẽ là một số thuật ngữ phổ biến về ngành tổ chức sự kiện tại Việt Nam.
Quảng bá sự kiện – Publicity Manager
Publicity Manager là vị trí đảm nhận nhiệm vụ thực hiện những công việc truyền thông cho sự kiện. Publicity Manager sẽ có trách nhiệm xây dựng hình ảnh thương hiệu và thực hiện những hoạt động quảng bá cho doanh nghiệp và sự kiện. Họ cũng có nhiệm vụ làm việc với những đơn vị truyền thông, báo chí, sản xuất hình ảnh, quay phim để lấy tư liệu cho hoạt động truyền thông sự kiện.
Bên cạnh đó, những người quảng bá sự kiện còn có nhiệm vụ tìm nguồn tài trợ cho chương trình thông qua việc hợp tác với bộ phận điều phối sự kiện.
Giám đốc nghệ thuật – Artistic Director
Giám đốc nghệ thuật sẽ là người làm việc trực tiếp với bộ phận quảng bá sự kiện để có thể tìm nguồn tài trợ từ các nhãn hàng dành cho chương trình. Bên cạnh đó, Artistic director còn là vị trí chịu trách nhiệm trực tiếp về mặt hình ảnh sự kiện và làm việc với đội ngũ thiết kế và giám đốc sáng tạo của sự kiện.
Người lên kế hoạch tổ chức sự kiện – Event Planner
Event Planner được xem là vị trí cực kỳ quan trọng vì có trách nhiệm xây dựng kế hoạch – điều được xem như cột sống của cả sự kiện. Để có thể đảm nhận vị trí event planner, bạn phải trang bị cho mình một tinh thần thép, làm việc trong môi trường áp lực cao, kỹ năng đàm phán, thương thảo với khách hàng, kỹ năng đọc viết và tính logic để có thể tạo nên một bản kế hoạch tổ chức sự kiện chỉn chu.
Họ cũng phải đảm nhận rất nhiều đầu mục công việc, làm việc cùng với rất nhiều bộ phận để có thể đưa sự kiện đến một kết quả thành công nhất.
Quản lý sự kiện – Event Manager
Event Manager là người có vai trò bao quát toàn bộ những tác vụ liên quan đến sự kiện, giải quyết những công việc phát sinh và đưa ra quyết định mỗi khi sự kiện xảy ra rủi ro. Người đảm nhận vị trí event manager cũng phải có sự linh hoạt để có thể trao đổi giúp nhân sự của mình giải quyết các vấn đề và hoàn thành tốt vai trò của mình.
Đạo diễn – Director
Đạo diễn sự kiện sẽ là người xây dựng phối hợp đội ngũ sáng tạo nội dung, bộ phận thiết kế và quản lý sản xuất để xây dựng kịch bản, lên ý tưởng, điều phối để đảm bảo sự kiện được diễn ra suôn sẻ theo đúng kịch bản. Bên cạnh đó, Director còn có nhiệm vụ giám sát nghệ thuật, những hình ảnh diễn ra trong sự kiện và thuộc quyền quản lý của giám đốc nghệ thuật.
Điều phối sự kiện – Event Coordinator
Điều phối viên sự kiện là người có trách nhiệm cao nhất trong ekip và có vai trò quản lý, phân công nhiệm vụ cho toàn bộ nhân sự. Để sự kiện có thể diễn ra một cách trọn vẹn, người điều phối sự kiện phải theo dõi sự kiện một cách sát sao và điều phối nhân sự thực hiện công việc một cách kịp thời.
Một số thuật ngữ tổ chức sự kiện khác trong tiếng anh
- Kịch bản chương trình: Agenda event.
- Công ty cung cấp cung cấp dịch vụ quảng cáo và truyền thông: Agency
- Thời gian hoàn thành một nhiệm vụ nào đó: Deadline.
- Chạy thử chương trình, buổi tổng duyệt: Rehearsal.
- Kế hoạch đề xuất của sự kiện: Proposal.
- Kế hoạch sự kiện tổng thể: Master Plan.
- Người dẫn chương trình: Master of the Ceremonies (MC)
- Chi phí ngầm: Hidden cost.
- Cánh gà sân khấu: Wings.
- Hệ thống ánh sáng và âm thanh: Audio Visual System (AV System)
- Buổi liên hoan, dạ tiệc diễn ra buổi tối: Gala dinner.
- Khách mời nổi tiếng, người của công chúng: Celebrity (Celeb)
- Nhà cung ứng: Supplier.
- Nhân sự làm việc ở hậu trường: Stage hard.
- Địa điểm diễn ra sự kiện: Event venue.
- Sàn sân khấu: Stage platform.
- Sự kiện được tổ chức trong nhà: Indoor event, in house.
- Hậu trường: Backstage.
- Đại biểu, khách mời quan trọng: Delegate.
- Sự kiện được tổ chức ngoài trời: Outdoor event, out house.
- Khách mời tham dự sự kiện: Guest.
- Thông tin phản hồi: Feedback.
- Ánh sáng chiếu trực tiếp vào 1 nhân vật chính khi diễn ra sự kiện: Spotlight.
- Quà tặng kết thúc sự kiện: Door gift.
- Chủ đề sự kiện: Concept.
- Tiến độ: Schedule.
- Danh sách những việc cần thực hiện: Checklist.
- Phụ kiện nghe nhìn, máy chiếu, phim: Audio Visual aids.
Tổ chức sự kiện chuyên nghiệp: Truyền Thông Juro cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện trọn gói A-Z với kịch bản chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc hiện đại… Liên hệ ngay với hotline 0898 449 969 để được tư vấn chi tiết nhất!
Sau bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ không còn thắc mắc tổ chức sự kiện tiếng anh là gì hay người tổ chức sự kiện tiếng anh là gì nữa đúng không nào. Truyền Thông Juro hy vọng, bài viết này có thể mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết và hãy xem đó như là một hành trang để bạn có thể tự tin bắt đầu công việc “chạy sự kiện” của mình bạn nhé.