Tọa đàm là gì? Mục đích và ý nghĩa của chương trình tọa đàm

Tọa đàm là gì

Tọa đàm là gì?” – Câu hỏi mà có rất nhiều người đang thắc mắc hiện nay. Bởi lẽ, cùng với hội nghị, hội thảo, các chương trình tọa đàm cũng ngày càng trở nên phổ biến và nhận được không ít sự quan tâm từ đông đảo công chúng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết mục đích cũng như ý nghĩa khi tổ chức loại hình sự kiện này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây JURO sẽ tổng hợp thông tin chi tiết cho mọi người cùng nắm rõ.

Tọa đàm là gì
Tọa đàm là gì? Mục đích và ý nghĩa của chương trình tọa đàm

Tọa đàm là gì?

Tọa đàm được hiểu là một cuộc gặp mặt để cung cấp thông tin, trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể dành cho đối tượng có nhu cầu nhận thông tin. Ý kiến các chuyên gia đưa ra trong buổi tọa đàm có thể dựa trên những trải nghiệm thực tế nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác.
Tọa đàm nghĩa là gì
Một buổi tọa đàm với sự tham gia của đội ngũ JURO Production

Tọa đàm nhằm mục đích gì?

Xã hội ngày càng phát triển cùng với đó các vấn đề nảy sinh cũng ngày một nhiều. Các buổi tọa đàm được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia hay những người có chuyên môn sẽ đưa ra lời giải đáp cùng với đó là những phương án giải quyết phù hợp nhất.

Thông qua những buổi tọa đàm, người tham dự cũng sẽ bày tỏ quan điểm của bản thân và cùng thảo luận về những điều thắc mắc có liên quan tới vấn đề được đưa ra. Nhờ vậy, họ sẽ lĩnh hội được nhiều thông tin hơn từ những người có chuyên môn.

Xem thêm: Kế hoạch và kịch bản tổ chức tọa đàm chuyên nghiệp A-Z

Tọa đàm khác gì hội thảo?

Bên cạnh những điểm tương đồng thì toạ đàm và hội thảo cũng có những yếu tố khác biệt mà chúng ta có thể kể liệt kê như sau:

Trước hết, hội thảo là các buổi thảo luận về một số vấn đề nào đó và các khách mời tham gia là những người có cùng mối quan tâm và cùng tranh luận về vấn đề đó để đạt được sự thống nhất.

Tọa đàm chúng ta sẽ hiểu đơn giản là cuộc gặp mặt để nói chuyện và trao đổi về một vấn đề nhưng lại có sự gần gũi hơn so với hội thảo.

Chủ đề của hội thảo thường bàn luận tới các vấn đề mang tính khoa học, lý luận và tính thực tiễn.

Ngược lại, các vấn đề của tọa đàm được đặt ra cũng như các đối tượng trao đổi nằm trong phạm vi hẹp hơn.

Bài viết liên quan: Hội thảo là gì? Hội nghị là gì? So sánh 2 hình thức

Tọa đàm khác gì hội thảo
Tọa đàm khác gì hội thảo

Kịch bản chương trình tọa đàm

Kịch bản chương trình đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, nó góp phần làm nên thành công cho tọa đàm. Kịch bản làm càng chi tiết thì quá trình triển khai càng thuận lợi và suôn sẻ.

Kịch bản chương trình tọa đàm bao gồm:

  • Chủ đề tọa đàm.
  • Thời gian và địa điểm tổ chức tọa đàm.
  • Các thành phần tham gia tọa đàm.
  • Mục đích tổ chức tọa đàm.
  • Giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia.
  • Nội dung chính diễn ra với chuyên gia và người có nhu cầu tiếp nhận thông tin.
  • Nội dung chi tiết gồm phần tiếp nhận và giải đáp thắc mắc. Người có kinh nghiệm chia sẻ kinh nghiệm và tìm hướng giải quyết.
  • Tổng kết vấn đề sau buổi tọa đàm.

Ý nghĩa của tổ chức buổi tọa đàm

  • Giải đáp thắc mắc và xử lý các vấn đề đang thu hút được những sự quan tâm, tìm hiểu của một bộ phận quần chúng.
  • Tạo cơ hội cho các cá nhân đang quan tâm tìm hiểu về các vấn đề xã hội được lĩnh hội nguồn thông tin một cách chính xác.
  • Các chuyên gia có dịp để chia sẻ quan điểm, trao đổi thông tin và thống nhất về các vấn nổi bật trong đời sống xã hội.
  • Giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc trong đời sống xã hội.

Những lưu ý khi tổ chức chương trình tọa đàm

Khi tổ chức bất kỳ một sự kiện nào cũng có rất nhiều điều cần lưu ý và tọa đàm cũng không ngoại lệ.

Về kịch bản chương trình:

Đây là linh hồn của sự kiện nên không thể thiếu được. Bạn nên chuẩn bị đầy đủ, chi tiết và đặc biệt, phải có kịch bản tổng thể cùng với đó là những phương án dự trù phòng trường hợp rủi ro xảy ra. Cùng với đó, các bạn cần dành thời gian để sắp xếp mọi thứ và duyệt trước chương trình trước thềm sự kiện nhằm giúp sự kiện diễn ra suôn sẻ nhất có thể.

Về nhân sự hỗ trợ trong sự kiện:

Các bạn cần dành nhiều thời gian lên danh sách, bao gồm việc đưa ra lịch trình cùng với đó là sắp xếp các vị trí cần thiết để khi chính thức bước vào chương trình mọi người sẽ làm việc thật suôn sẻ.

Đặc biệt, việc sắp xếp bố trí nhân sự giữa các phòng ban còn đảm bảo các bộ phận làm việc ăn ý và phối hợp một cách nhịp nhàng nhất, đảm bảo trong những tình huống khẩn cấp mọi người có thể hỗ trợ nhau giải quyết thật nhanh gọn.

Hội đàm nhằm mục đích gì
Nhân sự JURO đang chuẩn bị cho buổi tọa đàm “Những nẻo đường nội thất”.

Kiểm tra kỹ hệ thống âm thanh ánh sáng: Để góp phần làm nên một sự kiện thành công thì yếu tố âm thanh ánh sáng là yếu tố không thể bỏ qua.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều sự cố liên quan đến âm thanh ánh sáng mà các bạn sẽ có thể gặp phải như: Ánh sáng không đủ, chập chờn, cháy đèn hoặc âm thanh rè, quá nhỏ, không ổn định,… Khâu kiểm tra không chỉ giúp chương trình chạy suôn sẻ nó còn góp phần đảm bảo tính thẩm mỹ của sự kiện.

Dự trù rủi ro và lên phương án khắc phục:

Bất kỳ sự kiện nào cũng có thể gặp những rủi ro ngoài ý muốn. Cách tốt nhất để hạn chế rủi ro là các bạn phải lên phương án dự trù và đưa ra những cách khắc phục phù hợp nhất để chương trình không bị gián đoạn trong khi tổ chức và giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất.

Các bài viết liên quan:

Với những thông tin mà JURO vừa chia sẻ hẳn các bạn cũng đã tìm được cho mình câu trả lời cho câu hỏi tọa đàm là gì và các vấn đề liên quan trong khâu tổ chức rồi nhỉ? Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!