Kịch bản được xem là “linh hồn” của lĩnh vực sản xuất nội dung nói chung. Việc xây dựng một kịch bản tổ chức sự kiện chuyên nghiệp đòi hỏi người viết kịch bản cần có kiến thức chuyên môn, sự tỉ mỉ và sự sáng tạo. Mỗi chương trình khác nhau, quy mô khác nhau sẽ có các loại kịch bản khác nhau để phù hợp với từng nội dung, từng thông điệp mà ban tổ chức muốn truyền tải. Dưới đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể tham khảo để hoàn thiện kịch bản của mình:
Xác định rõ mục tiêu và đối tượng
- Mục tiêu: Mục tiêu của sự kiện là gì, bạn tổ chức sự kiện để ra mắt sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới hay chỉ để giao lưu cùng khách hàng.
- Đối tượng tham gia: Khách hàng mục tiêu của bạn thuộc độ tuổi nào? nghề nghiệp, hàng nghề của họ là gì? Khách mời có mối quan hệ như thế nào với doanh nghiệp của bạn? Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm khách hàng
Lên ý tưởng sáng tạo cho kịch bản
- Chủ đề: Bạn cần lựa chọn chủ đề chính cho sự kiện của mình, mục đích nhằm đảm bảo sự thống nhất, mạch liên kết của toàn bộ sự kiện
- Xây dựng cốt truyện cho sự kiện: Cốt truyện là yếu tố giúp khán giả dễ dàng theo dõi và ấn tượng với sự kiện của bạn. Đồng thời bạn cũng có thể truyền tải màu sắc, thông điệp của doanh nghiệp đến khán giả một cách dễ dàng.
- Thay đổi góc nhìn: Bạn thường có xu hướng tham khảo ý tưởng trên mạng, hoặc để tránh rủi ro bạn tổ chức sự kiện dựa theo những ý tưởng có sẵn. Điều này khiến sự kiện của bạn không có sự mới mẻ. Hãy thử nghĩ ra những cách thể hiện mới lạ, khác biệt so với các sự kiện thông thường.
Thiết kế bố cục hợp lý
- Mở đầu: Phần mở đầu cần thu hút sự chú ý của khản giả, vì thế bạn cần làm cho phần mở đầu thật ấn tượng.
- Nội dung đa dạng: Kết hợp các hoạt động khác nhau như biểu diễn, trò chơi, thuyết trình để tránh sự nhàm chán.
- Kết thúc: Phần kết thúc cần để lại ấn tượng sâu sắc và khép lại chương trình một cách hoàn hảo, ban tổ chức cần đẩy cao trào của chương trình càng về cuối, đây là phần giúp chương trình của bạn ghi lại dấu ấn trong lòng khán giả.
Lựa chọn MC chuyên nghiệp
- Kỹ năng: MC cần có khả năng dẫn dắt chương trình linh hoạt, tương tác tốt với khán giả. Bên cạnh đó, MC cần có khả năng xử lý tình huống tốt.
- Hình ảnh: Ngoại hình của MC cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng ban đầu. Hình ảnh MC chỉnh chu cũng sẽ giúp chương trình của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn
Xây dựng kế hoạch dự phòng
- Chuẩn bị kế hoạch dự phòng: Lường trước các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình tổ chức chương trình. Lên phương án và giải pháp xử lý
- Nhân sự: Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên nhân sự, chuẩn bị nhân sự dự phòng cho các vị trí chủ chốt khi gặp vấn đề hoặc sự cố.
Đánh giá và rút kinh nghiệm
Sau sự kiện cần thu thập ý kiến phản hồi và đánh giá của người tham dự, tổ chức họp nội bộ rút kinh nghiệm cho các chương trình lần sau.
Một kịch bản tổ chức sự kiện chuyên nghiệp cần kết hợp rất nhiều yếu tố. Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy liên hệ ngay đển Juro Production để được tư vấn. Chúng tôi tự hào với dịch vụ “Tổ chức sự kiện trọn gói” đã tổ chức thành công cho rất nhiều sự kiện có quy mô từ nhỏ đến lớn tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.
—————————————–
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá:
𝐉𝐔𝐑𝐎 𝐏𝐑𝐎𝐃𝐔𝐂𝐓𝐈𝐎𝐍
Fanpage Facebook – Youtube Chanel – Tiktok
Điện thoại: 0898.449.969 – 0932.674.969
Địa chỉ: 307/12 Bàu Cát, P.12, Q.Tân Bình
Email: info@juro.com.vn
Tìm hiểu thêm:
Các bước lập mẫu kế hoạch tổ chứa sự kiện từ A-Z
Hướng dẫn cách viết kịch bản tổ chức sự kiện Online chi tiết